Ngày 26/10, Đồn biên phòng Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị lập 3 tổ công tác gồm 16 người, phối hợp chính quyền địa phương, các tổ tự quản tới các tàu thuyền thông báo kêu gọi hướng dẫn tàu thuyền neo đậu an toàn. Ảnh: Đồn Biên phòng Quảng Trị
Ngày 26/10, Đồn biên phòng Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị lập 3 tổ công tác gồm 16 người, phối hợp chính quyền địa phương, các tổ tự quản tới các tàu thuyền thông báo kêu gọi hướng dẫn tàu thuyền neo đậu an toàn. Ảnh: Đồn Biên phòng Quảng Trị
Bộ đội đóng quân tại huyện đảo Cồn Cỏ (cách đất liền khoảng 30 km) giúp dân cắt tỉa cây xanh trước khi bão Trà Mi tiến sát. Ảnh: Đồn biên phòng tỉnh Quảng Trị
Bộ đội đóng quân tại huyện đảo Cồn Cỏ (cách đất liền khoảng 30 km) giúp dân cắt tỉa cây xanh trước khi bão Trà Mi tiến sát. Ảnh: Đồn biên phòng tỉnh Quảng Trị
Đồn Biên phòng Cửa Tùng đã cùng chính quyền xã Vĩnh Thái, xã Kim Thạch và thị trấn Cửa Tùng tổ chức tuyên truyền lưu động, huy động 3 cần cẩu, triển khai ba tổ công tác với 15 chiến sĩ giúp dân đưa tàu thuyền lên bờ tránh trú bão an toàn. Ảnh: Đồn Biên phòng Quảng Trị.
Đồn Biên phòng Cửa Tùng đã cùng chính quyền xã Vĩnh Thái, xã Kim Thạch và thị trấn Cửa Tùng tổ chức tuyên truyền lưu động, huy động 3 cần cẩu, triển khai ba tổ công tác với 15 chiến sĩ giúp dân đưa tàu thuyền lên bờ tránh trú bão an toàn. Ảnh: Đồn Biên phòng Quảng Trị.
Với hơn 70.000 cây xanh đường phố, Trung tâm Công viên cây xanh Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động cắt tỉa cành trước mùa mưa bão. Ông Lê Như Chinh, Giám đốc Trung tâm, cho biết trước bão Trà Mi, đơn vị đã chủ động cắt tỉa hơn 4.500 cây xanh.
Với hơn 70.000 cây xanh đường phố, Trung tâm Công viên cây xanh Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động cắt tỉa cành trước mùa mưa bão. Ông Lê Như Chinh, Giám đốc Trung tâm, cho biết trước bão Trà Mi, đơn vị đã chủ động cắt tỉa hơn 4.500 cây xanh.
Sáng 26/10, hơn 200 cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An cùng các chiến sĩ Hải đội 2 và dân quân tự vệ đã vận chuyển cát, đá gia cố khu vực sạt lở giáp ranh xã Phú Thuận, huyện Phú Vang với phường Thuận An, TP Huế.
Những ngày qua, sóng lớn đã ăn sâu vào đất liền hơn 50 m, dài hơn một km. Ông Lê Trường Lưu, Bí thư tỉnh Thừa Thiên Huế, đã yêu cầu các lực lượng gia cố khu vực bờ biển sạt lở trước khi bão đổ bộ. Một số hộ dân sống gần khu vực biển sạt lở được yêu cầu di dời vào các trụ sở, nhà dân kiên cố để tránh trú bão.
Sáng 26/10, hơn 200 cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An cùng các chiến sĩ Hải đội 2 và dân quân tự vệ đã vận chuyển cát, đá gia cố khu vực sạt lở giáp ranh xã Phú Thuận, huyện Phú Vang với phường Thuận An, TP Huế.
Những ngày qua, sóng lớn đã ăn sâu vào đất liền hơn 50 m, dài hơn một km. Ông Lê Trường Lưu, Bí thư tỉnh Thừa Thiên Huế, đã yêu cầu các lực lượng gia cố khu vực bờ biển sạt lở trước khi bão đổ bộ. Một số hộ dân sống gần khu vực biển sạt lở được yêu cầu di dời vào các trụ sở, nhà dân kiên cố để tránh trú bão.
Tại vịnh Mân Quang, TP Đà Nẵng, nhiều tàu thuyền đã neo đậu ổn định. Trong đó, một số tàu tranh thủ lúc trời ngớt mưa đã di chuyển vào âu thuyền Thọ Quang phía trong để trú tránh an toàn hơn.
Tại vịnh Mân Quang, TP Đà Nẵng, nhiều tàu thuyền đã neo đậu ổn định. Trong đó, một số tàu tranh thủ lúc trời ngớt mưa đã di chuyển vào âu thuyền Thọ Quang phía trong để trú tránh an toàn hơn.
Tại một hồ bơi ven biển TP Đà Nẵng, nhiều nhân viên khách sạn dùng tấm bạt lớn phủ lên mặt hồ, dùng dây cáp cột chặt vào các gốc dừa, trụ điện và chặn bằng các bao cát. "Việc này nhằm tránh khi bão đổ bộ, sóng lớn đẩy cát biển tấp vào hồ bơi", một nhân viên giải thích.
Tại một hồ bơi ven biển TP Đà Nẵng, nhiều nhân viên khách sạn dùng tấm bạt lớn phủ lên mặt hồ, dùng dây cáp cột chặt vào các gốc dừa, trụ điện và chặn bằng các bao cát. "Việc này nhằm tránh khi bão đổ bộ, sóng lớn đẩy cát biển tấp vào hồ bơi", một nhân viên giải thích.
Khu vực cửa chính ra vào khách sạn trên đường Võ Nguyễn Giáp, quận Sơn Trà, cũng được gia cố bằng các thanh tre, cột chặt bằng dây thép. Bảo vệ một khách sạn cho biết khi gió bão, khu vực cửa chính sẽ được khoá chặt, không cho người đi lại để đảm bảo an toàn.
Khu vực cửa chính ra vào khách sạn trên đường Võ Nguyễn Giáp, quận Sơn Trà, cũng được gia cố bằng các thanh tre, cột chặt bằng dây thép. Bảo vệ một khách sạn cho biết khi gió bão, khu vực cửa chính sẽ được khoá chặt, không cho người đi lại để đảm bảo an toàn.
Trong sáng nay, 20 chiến sĩ Bộ đội biên phòng của Đồn biên phòng Tam Thanh, tỉnh Quảng Nam giúp dân các xã Tam Thanh, Tam Tiến, Tam Hòa bơm nước vào bình, đặt lên mái nhà để tránh tốc mái. "Đồn chuẩn bị lương thực, thực phẩm sẵn sàng đón người dân đến sơ tán", thượng tá Lâm Văn Quân, Đồn trưởng Đồn biên phòng Tam Thanh nói.
Trong sáng nay, 20 chiến sĩ Bộ đội biên phòng của Đồn biên phòng Tam Thanh, tỉnh Quảng Nam giúp dân các xã Tam Thanh, Tam Tiến, Tam Hòa bơm nước vào bình, đặt lên mái nhà để tránh tốc mái. "Đồn chuẩn bị lương thực, thực phẩm sẵn sàng đón người dân đến sơ tán", thượng tá Lâm Văn Quân, Đồn trưởng Đồn biên phòng Tam Thanh nói.
Trên đảo Cù Lao Chàm, sáng nay dân quân cùng người dân dùng bao cát chất trên mái nhà. "Mặc dù dự báo bão Trà Mi không lớn so với các năm trước nhưng chính quyền cùng người dân đã chủ động phòng chống. Hiện toàn bộ người dân chèn chống nhà cửa, đưa tàu vào nơi trú tránh", bà Phạm Thị Mỹ Hương, Chủ tịch xã đảo Tân Hiệp, cho biết.
Trên đảo Cù Lao Chàm, sáng nay dân quân cùng người dân dùng bao cát chất trên mái nhà. "Mặc dù dự báo bão Trà Mi không lớn so với các năm trước nhưng chính quyền cùng người dân đã chủ động phòng chống. Hiện toàn bộ người dân chèn chống nhà cửa, đưa tàu vào nơi trú tránh", bà Phạm Thị Mỹ Hương, Chủ tịch xã đảo Tân Hiệp, cho biết.
Bộ đội biên phòng ở huyện Bình Sơn sử dụng những chiếc bao tải lớn, đổ đầy cát sau đó vận chuyển tới những nhà dân để chèn chống, tránh tốc mái. Bình Sơn ở phía bắc Quảng Ngãi, dự kiến là nơi chịu ảnh hưởng mưa lớn nhất tỉnh.
Bộ đội biên phòng ở huyện Bình Sơn sử dụng những chiếc bao tải lớn, đổ đầy cát sau đó vận chuyển tới những nhà dân để chèn chống, tránh tốc mái. Bình Sơn ở phía bắc Quảng Ngãi, dự kiến là nơi chịu ảnh hưởng mưa lớn nhất tỉnh.
Biên phòng huyện đảo Lý Sơn dùng loa kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú báo. Ảnh: An Bình
Biên phòng huyện đảo Lý Sơn dùng loa kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú báo. Ảnh: An Bình
Võ Thạnh - Nguyễn Đông - Đắc Thành - Phạm Linh